Đầu tuần qua, anh Lưu Văn Minh (người trong ảnh), 26 tuổi, ở Hà Nội, đã
gửi thư đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Hội đồng Bầu cử (HĐBC)
và Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đề nghị giải thích, làm rõ giúp anh
một vấn đề liên quan đến quyền ứng cử của công dân.
Theo đó, anh Minh có một số người bạn là công dân Việt Nam ở nước ngoài, tất cả đều rất yêu nước và quan tâm đến tình hình đất nước. Các bạn của anh có nguyện vọng ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 14 “để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển” Tổ quốc.
Căn cứ luật pháp Việt Nam, cụ thể là Luật Bầu cử ĐBQH và Luật Tổ chức QH, các bạn anh hoàn toàn đạt tiêu chuẩn. Còn với trình độ chuyên môn, kiến thức, các bạn của anh Minh thậm chí còn thừa tiêu chuẩn, do họ thừa hưởng nền giáo dục chất lượng cao và có kinh nghiệm, trải nghiệm về xã hội dân chủ, nhà nước pháp quyền cũng như cách vận hành của một thể chế tôn trọng quyền con người...
Tuy nhiên, tất cả cũng đều đang lúng túng vì không rõ sẽ phải thực hiện quy chế ứng cử hiện nay của Đảng và Nhà nước Việt Nam như thế nào. Trong luật pháp hiện hành, hoàn toàn không có quy định gì đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài muốn ứng cử và trở về nước làm ĐBQH nếu trúng cử.
Một vài thắc mắc đặt ra, chẳng hạn:
- Họ có cần phải được sự lựa chọn và giới thiệu của MTTQ không? Tại sao có/không? Tại sao MTTQ lại giữ quyền này?
- Nếu không được sự đề cử của MTTQ hay một cơ quan, đơn vị nào đó ở trong nước, thì chắc chắn họ trượt - như kinh nghiệm đối với hàng chục ứng cử viên tự do bấy lâu nay. Nhưng muốn được đề cử, thì phải làm thế nào? MTTQ ở đâu sẽ đề cử họ? Paris, London hay Budapest...? Nếu ở những địa phương đó không có MTTQ thì họ có thể xin MTTQ mở chi nhánh mới hoặc xin thành lập MTTQ ở đó không?
- Các hội nghị hiệp thương lấy ý kiến cử tri ở nơi công tác và nơi cư trú của họ sẽ được tổ chức như thế nào? Cơ quan, đơn vị nào tổ chức, ai tham dự, ai giám sát?
- v.v.
Các bạn của anh Lưu Văn Minh đem các thắc mắc đó hỏi anh và nhiều người Việt khác, nhưng tất cả đều chịu, không trả lời được.
Cuối cùng, anh Minh quyết định chuyển các thắc mắc này tới UBTVQH, HĐBC, và MTTQ để đề nghị làm rõ.
Chúng ta hãy cùng anh Minh chờ xem ba cơ quan nói trên có phản hồi công dân hay không và như thế nào.
Theo blogger Doan Trang
Theo đó, anh Minh có một số người bạn là công dân Việt Nam ở nước ngoài, tất cả đều rất yêu nước và quan tâm đến tình hình đất nước. Các bạn của anh có nguyện vọng ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 14 “để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển” Tổ quốc.
Căn cứ luật pháp Việt Nam, cụ thể là Luật Bầu cử ĐBQH và Luật Tổ chức QH, các bạn anh hoàn toàn đạt tiêu chuẩn. Còn với trình độ chuyên môn, kiến thức, các bạn của anh Minh thậm chí còn thừa tiêu chuẩn, do họ thừa hưởng nền giáo dục chất lượng cao và có kinh nghiệm, trải nghiệm về xã hội dân chủ, nhà nước pháp quyền cũng như cách vận hành của một thể chế tôn trọng quyền con người...
Tuy nhiên, tất cả cũng đều đang lúng túng vì không rõ sẽ phải thực hiện quy chế ứng cử hiện nay của Đảng và Nhà nước Việt Nam như thế nào. Trong luật pháp hiện hành, hoàn toàn không có quy định gì đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài muốn ứng cử và trở về nước làm ĐBQH nếu trúng cử.
Một vài thắc mắc đặt ra, chẳng hạn:
- Họ có cần phải được sự lựa chọn và giới thiệu của MTTQ không? Tại sao có/không? Tại sao MTTQ lại giữ quyền này?
- Nếu không được sự đề cử của MTTQ hay một cơ quan, đơn vị nào đó ở trong nước, thì chắc chắn họ trượt - như kinh nghiệm đối với hàng chục ứng cử viên tự do bấy lâu nay. Nhưng muốn được đề cử, thì phải làm thế nào? MTTQ ở đâu sẽ đề cử họ? Paris, London hay Budapest...? Nếu ở những địa phương đó không có MTTQ thì họ có thể xin MTTQ mở chi nhánh mới hoặc xin thành lập MTTQ ở đó không?
- Các hội nghị hiệp thương lấy ý kiến cử tri ở nơi công tác và nơi cư trú của họ sẽ được tổ chức như thế nào? Cơ quan, đơn vị nào tổ chức, ai tham dự, ai giám sát?
- v.v.
Các bạn của anh Lưu Văn Minh đem các thắc mắc đó hỏi anh và nhiều người Việt khác, nhưng tất cả đều chịu, không trả lời được.
Cuối cùng, anh Minh quyết định chuyển các thắc mắc này tới UBTVQH, HĐBC, và MTTQ để đề nghị làm rõ.
Chúng ta hãy cùng anh Minh chờ xem ba cơ quan nói trên có phản hồi công dân hay không và như thế nào.
Theo blogger Doan Trang
ông Lưu Văn Minh. Ảnh: Nguyễn Đình Hà |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét