Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Cương lĩnh tranh cử của TS. Nguyễn Quang A: "Quyền ta, ta cứ làm"

Đây là cương lĩnh tranh cử của TS. Nguyễn Quang A, dịch từ tiếng Việt câu "Quyền ta, ta cứ làm".
Tính đến 16h hôm nay, 2/3/2016, số người gửi chữ ký tươi ủng hộ TS. Nguyễn Quang A trở thành Đại biểu Quốc hội khóa 14 đã lên tới 1.723 người.
Cũng tính đến 16h hôm nay, chưa có một ứng cử viên ĐBQH nào thuộc diện "Đảng cử" công bố chương trình hành động hay cương lĩnh tranh cử của mình cho cuộc bầu cử Quốc hội 2016 này.

Ảnh: TS. Nguyễn Quang A

Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thuý Hạnh: "XÓA ĐƯỜNG LƯỠI BÒ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN"

Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thuý Hạnh - Ứng cử viên độc lập vào Quốc hội khoá 14 cho biết: Trọng tâm tranh cử lần này của bà là "XÓA ĐƯỜNG LƯỠI BÒ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN"
Pv: Tại sao chị lại chọn vấn đề Biển Đông làm điểm nhấn để tranh cử, trong khi đây là vấn đề khó khăn để đi vận động cử tri? (Ấy là ta cứ giả sử các ứng cử viên độc lập có cơ hội tiếp cận báo chí-truyền thông, cử tri để vận động).
Nguyễn Thuý Hạnh: Bởi vì đó là động lực lớn nhất để tôi tranh cử ĐBQH. Tôi biết người dân Việt Nam mình lâu nay vẫn nói đùa câu: “Đẻ ra đã ghét giặc phương Bắc”. Với vị trí địa lý này, 4000 năm nay dân tộc Việt Nam mình chưa bao giờ được bình yên.
Mình ở ngay cạnh Trung Quốc - một nước lớn có tham vọng bành trướng rất dữ dội và chưa bao giờ dừng ý đồ thôn tính hay chi phối Việt Nam. Chủ quyền của Việt Nam giữ được đến bây giờ là đã phải đổ biết bao nhiêu xương máu của ông cha, của nhân dân bao ngàn đời.
Thời gian gần đây, lòng yêu nước bị kìm hãm phần nào nên người dân có vẻ thờ ơ, nhưng nếu như khơi dậy được lòng yêu nước đó, được tự do nói về chủ quyền, về lãnh thổ, về biển đảo, thì tôi tin là không có người dân Việt Nam nào có thể vô cảm được khi chủ quyền của dân tộc bị đe dọa.
Bảo vệ chủ quyền không có nghĩa là cứ phải đánh nhau. Có một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... họ khẳng định là bảo vệ hòa bình bằng cách sẵn sàng cho chiến tranh chứ không phải bảo vệ hòa bình có nghĩa là đối phương tiến đến đâu, mình lùi tới đấy. Lúc nào cũng hòa hiếu, trong khi họ đánh mình thì mình lại hòa hiếu, nếu như mình cứ lùi thì họ sẽ tiếp tục tiến, lấn chiếm, và rồi sẽ có chiến tranh. Tôi không đồng tình với việc bảo vệ hòa bình bằng cách tỏ ra khiếp sợ chiến tranh. Mình không được sợ hãi, không được nhún nhường, không giành quyền quyết định cho họ - những kẻ đang xâm phạm đất đai lãnh thổ của mình. Phải chứng tỏ mình là đất nước có chủ quyền, từ hàng nghìn đời nay.
Pv: Có thể “Đảng và Nhà nước” đang có chính sách cho việc này rồi nhưng họ không muốn cho người dân biết thì sao?
Nguyễn Thuý Hạnh: Không có chính sách nào tốt cho đất nước mà người dân lại không được biết. Nếu chính sách đó thực sự tốt cho nhân dân thì đương nhiên nhà nước không thể giấu. Tôi nghĩ, hẳn là chính sách gì đó không có lợi cho nhân dân nên “Đảng và Nhà nước” mới muốn giấu dân.
(Theo FB Doan Trang)

Ảnh: Bà Nguyễn Thuý Hạnh

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Ứng cử viên Đặng Bích Phượng nộp hồ sơ ứng cử

Một trong các ứng cử viên độc lập vào Quốc hội khóa 14, bà Đặng Bích Phượng, đã đến trụ sở thường trực của Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội vào sáng 1/3/2016 để nộp hồ sơ ứng cử.
Tuy nhiên, tới xế chiều thì người của Ủy ban Bầu cử đã gọi lại cho bà Phượng để yêu cầu bà phải xác minh lại lý lịch tại UBND phường nơi bà cư trú là phường Dịch Vọng, chứ không phải phường Thành Công là nơi bà có hộ khẩu thường trú.
Bà Đặng Bích Phượng sống tạm cư tại phường Dịch Vọng từ cách đây 8 năm. Tuần trước, bà đã phải rất vất vả mới lấy được chữ ký xác nhận của phường Thành Công vào lý lịch của bà - do cán bộ phường hiểu sai về cách ghi hồ sơ.
Với việc Ủy ban Bầu cử Thành phố yêu cầu xác minh lại lý lịch ở một phường khác, bà Phượng sẽ phải mất thêm một thời gian nữa mới nộp được bộ hồ sơ ứng cử hoàn chỉnh.
Phóng viên ghi nhận các cán bộ của Ủy ban Bầu cử tiếp nhận hồ sơ với thái độ lịch sự, hòa nhã. Được biết, trong vài ngày nay, cũng đã có nhiều người đến hỏi về thủ tục tự ứng cử ĐBQH (tức là ứng cử độc lập, không qua sự giới thiệu của cơ quan, đoàn thể nào).

Ảnh: Bà Đặng Bích Phượng, ứng cử viên độc lập vào Quốc hội khóa 14, tại trụ sở thường trực của Ủy ban Bầu cử Thành phố (số 1 phố Hoàng Đạo Thúy, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Địa điểm tiếp nhận hồ sơ ứng cử đại biểu quốc hội khóa XIV và ứng cử đại biểu HĐND TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021: Trụ sở thường trực Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội – tầng 10, phòng 1003, Tòa nhà Trung tâm Đào tạo Công nghệ Thông tin – Truyền thông, số 1 Hoàng Đạo Thúy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính các ngày trong tuần, bắt đầu từ ngày 17/2/2016 và kết thúc vào lúc 17h ngày 13/3/2016. Riêng thứ Bảy, ngày 12/3/2016 và Chủ nhật, ngày 13/3/2016 làm việc cả ngày, trong giờ hành chính, Ủy ban Bầu cử TP. Hà Nội sẽ trực để tiếp nhận hồ sơ.

NGƯỜI ĐÀN ÔNG CỦA NHỮNG CÁI "ĐẦU TIÊN"

TS. Nguyễn Quang A là người sáng lập VP Bank - ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên.
Là sáng lập viên, Chủ tịch công ty Máy tính-Truyền thông–Điều khiển 3C.
Là dịch giả, người mở ra Tủ sách SOS2 chuyên giới thiệu đến độc giả Việt Nam những tác phẩm chọn lọc, kinh điển, tác phẩm chọn lọc, "có thể được coi như phần linh hồn quan trọng nhất để vận hành xã hội", về luật pháp, chính trị, xã hội, kinh tế...
Thời du học ở Hungary, ngành lý thuyết thông tin và điện tử-viễn thông, ông được coi như thần đồng của khối khoa học tự nhiên.
Ở tuổi 70, ông lại tiếp tục làm một "cái đầu tiên" nữa: Ông là người đầu tiên trong các nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam công khai tuyên bố ứng cử Đại biểu Quốc hội với tư cách độc lập, và sử dụng mạng xã hội Facebook để truyền tải các thông điệp của mình.
Thông điệp nổi bật của ông là: QUYỀN TA, TA CỨ LÀM!
Ứng cử, tham gia chính trị, lên tiếng và tham gia vào việc ra quyết định về các vấn đề chính sách... đó là quyền của mọi công dân ở tất cả các nhà nước dân chủ.


Doan Trang

NGHỆ SỸ HÀI VƯỢNG RÂU KÊU GỌI SỰ ỦNG HỘ CỦA CỬ TRI CẢ NƯỚC

Mới đây, nghệ sỹ hài nổi tiếng đất bắc Vượng Râu đã kêu gọi sự ủng hộ của cử tri cả nước về việc anh tự ra ứng cử làm Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Cụ thể anh đề nghị: "...những ai yêu mến hoặc kể cả chưa yêu mến mà ủng hộ cho Mr. Râu hãy chụp CMTND và viết lên dòng thời gian tag vào Ủng Hộ Nguyễn Công Vượng ứng cử lên FB!"

Khi cảm ơn người ủng hộ, anh cũng cho biết thêm rằng dù được hay không anh cũng nguyện giữ trọn chữ tâm và dốc sức vì sự nghiệp phát triển Văn hóa và Giáo dục của nước nhà.

Nghệ sỹ hài Vượng Râu, tên đầy đủ là Nguyễn Công Vượng, sinh năm 1982 tại Xuân Trường -Nam Định, anh tốt nghiệp trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội với chuyên ngành Kịch hát dân tộc (2003) và Đạo diễn (2011).

Hiện nay anh đang là một nghệ sỹ tự do và rất thành công trong sự nghiệp của mình.

Tham khảo thêm trên facebook của anh tại link: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=999928310073969&id=100001704273864




Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Ứng viên độc lập "gặp khó" từ khâu hồ sơ

Bà Đặng Bích Phượng, một trong các ứng cử viên tự do ở Hà Nội, thuật lại khó khăn “trời ơi đất hỡi” mà bà gặp phải khi làm hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 14 này.

Câu chuyện rất đơn giản: việc đầu tiên của quá trình ứng cử là bà phải làm hồ sơ, gồm đơn ứng cử, sơ yếu lý lịch, tiểu sử tóm tắt, bản kê khai tài sản và thu nhập. Sau đó, bà phải đi xin dấu xác nhận lý lịch tại ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường nơi bà đăng ký hộ khẩu thường trú.

Ngày 22/2/2016, UBND phường Thành Công đã xác nhận lý lịch cho bà Phượng. Tuy nhiên, ba hôm sau, khi bà Phượng đến nộp hồ sơ ứng cử, thì được cán bộ tiếp dân yêu cầu khai lại một số mục khai chưa đúng theo mẫu. Ví dụ, phải ghi trình độ văn hóa 10/10 phổ thông (bà Phượng chỉ khai 10/10 – thiếu chữ “phổ thông”).

Sau khi khai lại đầy đủ, bà Phượng đến UBND phường Thành Công để xin xác nhận lại lý lịch. Nhưng lần này thì đến lượt Chủ tịch UBND phường Thành Công, ông Nguyễn Huy Toản, nói chưa thể xác nhận lý lịch cho bà, lấy lý do bà khai “chưa trung thực” phần kỷ luật.

“Kỷ luật” vì biểu tình.

Bà Đặng Bích Phượng đã không khai trong hồ sơ là bà từng một lần bị bắt giam 5 ngày ở Hỏa Lò (từ ngày 21 đến 25/8/2011) vì đi biểu tình chống Trung Quốc nhân sự kiện Trung Quốc cắt cáp dầu khí của Việt Nam, nhưng bị công an quy vào tội “gây rối trật tự công cộng”.

Lần khác, bà bị UBND phường Dịch Vọng ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại phường trong thời hạn 6 tháng (từ ngày 12/9/2012 đến ngày 12/3/2013) cũng vì nhiều lần bị bắt khi tham gia biểu tình chống Trung Quốc.

Tuy nhiên, tạm chưa bàn tới tính hợp pháp của các quyết định tạm giữ và áp dụng biện pháp giáo dục, thì những hình thức xử lý công dân nói trên chỉ là xử lý vi phạm hành chính 
và chỉ có giá trị 1 năm là hết hiệu lực, không cần ghi vào lý lịch.

Thêm nữa, chính phần hướng dẫn khai hồ sơ cũng nêu rõ:
 
“Trường hợp bị kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính trong thời gian 01 năm tính đến ngày làm hồ sơ ứng cử thì ghi rõ tên cơ quan ra quyết định kỷ luật, thời gian bị kỷ luật, lý do bị kỷ luật, hình thức kỷ luật”, “Nếu không có hoặc đã bị xử lý nhưng không thuộc các trường hợp kể trên thì ghi “Không bị kỷ luật, không có án tích””.
 
Do bà Đặng Bích Phượng bị xử lý vi phạm hành chính đã cách đây đến 4-5 năm, nên bà ghi “không bị kỷ luật, không có án tích” trong hồ sơ, đúng như hướng dẫn.

Điều bà không ngờ là ghi chính xác như hướng dẫn thì lại bị từ chối xác nhận hồ sơ.

Đá đi, đá lại

Bà Đặng Bích Phượng bèn quay lại nơi tiếp nhận hồ sơ ứng cử để đề nghị hướng dẫn lại. Tại đây, bà Phượng được ông Lưu Tiến Minh, cán bộ tiếp nhận hồ sơ, giải thích đúng như ghi chú trên mẫu hồ sơ:

“Nếu bác có bị kỷ luật hành chính cách đây vượt quá một năm, mà bác vẫn khai vào đây, 
thì tôi phải nói là bác khai không đúng”.
 
Có nghĩa là, nếu bà Phượng ghi hai lần bị xử lý vi phạm của mình vào hồ sơ, thì chính khi đó, hồ sơ mới trở thành không hợp lệ (vì ghi sai yêu cầu).

Như vậy là bà Phượng bị kẹt giữa UBND phường Thành Công và Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội. Không khai thì UBND phường Thành Công không chịu xác minh lý lịch. Mà khai thì Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội lại cho là hồ sơ không hợp lệ. Vậy phải ghi như thế nào bây giờ?

Đó là chưa kể, đúng ra trách nhiệm của UBND phường chỉ là xác nhận chữ ký và hộ khẩu thường trú.

Còn tất cả các phần khác trong lý lịch, cá nhân người khai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bà Phượng có hộ khẩu thường trú tại phường Thành Công, nhưng bà sống tạm cư tại phường Dịch Vọng từ cách đây 8 năm.
 
Thời gian đi biểu tình phản đối Trung Quốc cắt cáp tàu dầu khí trong vùng biển của Việt Nam, bà bị công an quận Hoàn Kiếm bắt giữ, và UBND phường Dịch Vọng ra quyết định “giáo dục” bà tại địa phương.

Điều này hoàn toàn không nằm trong phạm vi quản lý của UBND phường Thành Công.
Phối hợp gây khó khăn?
 
Tuy nhiên, một nguồn tin cho bà Phượng hay, cơ quan an ninh đã cung cấp hồ sơ của bà cho UBND phường Thành Công, để gây khó dễ.

Bà Phượng cố gắng giải thích với chính quyền phường sở tại:

“Nếu các hình thức kỷ luật diễn ra trong vòng 1 năm tính đến ngày làm hồ sơ, thì tôi mới phải kê khai".

"Nếu không nằm trong khung đó mà vẫn khai thì bên Ủy ban Bầu cử sẽ coi hồ sơ là không hợp lệ”.

Tuy nhiên, UBND phường vẫn dứt khoát bắt bà phải kê khai vụ bị bắt tạm giữ năm 2011 và bị ép giáo dục cải tạo năm 2013.
 
Cũng nguồn tin nọ cho biết, UBND phường đang bị “bên an ninh” nhắc nhở lưu ý về trường hợp bà Phượng.

Bà Phượng và những cử tri đi cùng thực sự ngạc nhiên và bức xúc trước việc an ninh can thiệp thông qua UBND phường và nhất là lại cứ cố ép bà phải khai hồ sơ không hợp lệ.
Phải chăng cơ quan an ninh đang gây khó khăn cho phường Thành Công, hay là họ đang phối hợp với phường gây khó khăn cho ứng cử viên tự do?

Bà Phượng quyết định sẽ làm đơn yêu cầu UBND phường xác nhận lý lịch cho bà và trả lời bằng văn bản, để bà còn kịp hoàn thành bộ hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa 14.

"Cho xin một bộ" 
Cũng trong những ngày vừa qua, công an khu vực ở một số nơi trên địa bàn Hà Nội đã đến “tiếp xúc, tìm hiểu thông tin” ở vài ứng cử viên tự do khác, chẳng hạn hỏi họ đã làm hồ sơ chưa, bao giờ xong thì cho xin một bộ...

Cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 (nhiệm kỳ 2016-2021) sẽ diễn ra vào ngày 22/5 tới.
Đây là lần đầu tiên, bầu cử Quốc hội có một số lượng đông đảo ứng cử viên tự do (15-20 người trên cả nước, nhất là Hà Nội), và phần lớn đều tích cực sử dụng mạng xã hội Facebook để vận động tranh cử.

Bà Đặng Bích Phượng, sinh năm 1960, là một trong số rất ít gương mặt nữ ứng cử độc lập.
Chương trình hành động của bà xoay quanh vấn đề đất đai và sửa đổi luật đất đai theo hướng bảo đảm các quyền căn bản của người nông dân, như quyền có thông tin, quyền được tham vấn, hỏi ý kiến, và quyền được thương lượng, đàm phán theo giá thị trường.

Nguồn: BBC Vietnamese


Người trẻ nói gì về việc bầu cử Đại biểu Quốc hội

Ngày 22/05/2016, người dân trên khắp cả nước sẽ tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14, cuộc bầu cử được người dân coi là trò hề, hoặc là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng.

Hãy thay đổi điều đó, nếu bạn muốn Quốc hội là của dân, đại diện cho tiếng nói của bạn. Hãy tham gia giám sát cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 này.

Người đang nói với các bạn trong clip là Hoàng Thành, một người hoạt động xã hội trẻ ở Hà Nội.

Xem link video tại: https://www.facebook.com/daibieuQH/videos/1041690085894372/


Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Ứng viên Phạm Chí Thành cam kết trước cử tri, đồng bào

Thưa toàn thể Cử tri, thưa toàn thể Đồng bào!

 Tôi là Phạm Chí Thành, sinh năm 1952, là công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tên thường gọi phổ biến nhất là Phạm Thành, cựu chiến binh thời chống Mỹ, viết báo, viết văn, cựu nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam, hiện đang sống, làm việc tại Hà Nội, cam kết với Cử tri, Đồng bào Việt Nam cả nước rằng: Nếu tôi trúng cử làm đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016- 2021), tôi sẽ:

I - MỤC TIÊU:

- Dốc lòng, dốc sức, nguyện phấn đấu đến cùng cho một nền dân chủ thực sự hiện diện ở Việt Nam. Chế độ độc tôn do cộng sản cầm quyền phải bị xóa bỏ. Điều 4 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 với quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” và những Điều quy định tương tự trong Hiến pháp và Pháp luật nhằm phục vụ cho sự độc tôn cầm quyền lâu dài của những người Cộng sản Việt Nam phải bị xóa bỏ. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các đảng phái khác muốn tồn tại hay không tồn tại đều phải bình đẵng như sự tồn tại hay không tồn tại của các đảng phái khác. Người Cộng sản Việt Nam không thể tự cho mình cái quyền đứng trên Hiến pháp và pháp luật, đè đầu cưỡi cổ tuyệt đại bộ phận người Việt Nam khi họ không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản. Người Cộng sản Việt Nam muốn cầm quyền họ cũng phải cạnh tranh bình đẵng như các đảng phái khác. Chính quyền phải thuộc về nhân dân, thực hiện ý nguyện của nhân dân, không thuộc về bất kỳ một tổ chứ hay đảng phái nào, kể cả Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Dốc lòng, dốc sức, nguyện phấn đấu đến cùng cho một xã hội dân sự hình thành, phát triển và trở thành giường cột chính yếu của thiết chế để xây nên một bộ máy nhà nước Việt Nam từ cấp thôn, xã đến cơ quan quyền lực cao nhất, trong đó bất kỳ cá nhân nào muốn nắm giữ quyền lực đều phải do các cử tri lựa chọn, giới thiệu và qua bầu cử tự do, trực tiếp, cạnh tranh, dưới sự giám sát của nhân dân Việt Nam và các tổ chức giám sát bầu cử của quốc tế.

- Dốc lòng, dốc sức, nguyện phấn đấu đến cùng vì quyền sống, quyền làm người, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền được tự do bày tỏ tư tưởng, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do lập hội đoàn, đảng phái…cho nhân dân Việt Nam theo những quy định và giá trị phổ quát về quyền con người của thế giới. Những điều luật hay những quy định ngăn cản, cấm đoán những quyền con người căn bản này như Điều 88, 258… trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam đều phải bị xóa bỏ.

- Dốc sức, dốc lòng, nguyện phấn đấu đến cùng trong việc bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.

+ Sát cánh cùng toàn dân kiên quyết đấu tranh chống Trung Quốc xâm lược.

+ Làm hết sức mình tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ, viện trợ của những cá nhân, các tổ chức xã hội và nhân dân các nước trên thế giới để bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

+ Làm hết sức mình để nước ta trở thành liên minh chính trị, kinh tế, quân sự với nước Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Pháp, Đức và các nước khác, để nước ta nhanh chóng có đủ sức mạnh về kinh tế, quân sự, để nhanh chóng lấy lại các đảo ở quần đảo Trường Sa, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của nước ta hiện do Trung Quốc xâm lược đang chiếm giữ trái phép.

II – CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN MỤC TIÊU:

- Hình thành và tổ chức những hoạt động truyền thông rộng rãi ở trong nước và quốc tế, chứng minh cho nhân dân trong nước và thế giới thấy rằng:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng đang tồn tại một cách bất hợp pháp, đứng trên Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam.

+ Với 70 năm tồn tại, Đảng Cộng sản Việt Nam chưa làm được bất kỳ một điều gì hay và có ích cho dân tộc, đất nước Việt Nam mà chỉ là ngược lại.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng luôn chống lại tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội ở Việt Nam và quốc tế.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng tham ô, tham nhũng, coi quyền lợi của đảng hơn quyền lợi của đất nước và dân tộc. Vì quyền, vì lợi, vì sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam mà Đảng Cộng sản Việt Nam sẵn sàng bán rẻ đất nước và dân tộc cho ngoại bang. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là những bầy sâu chuyện đục khoét đất nước, tham lam đến mức “Ăn không từ một thứ gì của dân”.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng mà trong tâm thế họ chỉ duy nhất chứa Bộ Điều Hành: tàn sát và tiêu diệt đến tận cùng dân tộc và đất nước Việt Nam. Chưa bao gìơ và không bao giờ thực tâm lắng nghe và thực hiện những yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

- Tổ chức những cuộc biểu tình trên đường phố, trong nông thôn hoặc ở bất kỳ nơi nào ở trong nước và trên thế giới, phản đối sự sự độc tôn cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam phải chấm dứt những đường lối chống lại đất nước, dân tộc; chống lại tự do, dân chủ; chống lại con người và sự tồn tại phi pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Liên kết với mọi cá nhân, mọi tổ chức trong nước và quốc tế, với khẩu hiệu: “Ai chống Cộng sản cầm quyền là bạn ta”, tạo nên một mặt trận rộng rải chống độc tôn cầm quyền của Cộng sản Việt Nam.

Thưa toàn thể cử tri, thưa toàn thể đồng bào.
 
Nước Việt Nam là của người Việt Nam. Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẵng.
Rủ bỏ được tai ách độc tôn cầm quyền cai trị dân tộc Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam là rũ bỏ được đất đá, phân bùn, sâu mọt, rác rưởi đang đè nặng lên đầu, lên cổ người Việt Nam. Từ đó nước Việt Nam sẽ có tự do, dân chủ, có quyền làm người căn bản và vững bước, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc về miềm ánh sáng, hòa nhập vào thế giới văn minh, thế giới của nhân loại tiến bộ. 

Cuộc đấu tranh này là cuộc đấu tranh cho sự sống còn của đất nước và dân tộc Việt Nam. Mọi người cần đồng lòng tham gia đấu tranh, tùy theo khả năng, sở trường của mình mới mong đất nước Việt Nam sớm có tự do, dân chủ.

Tôi, một công dân Việt Nam bé nhỏ, yêu nước Việt Nam nồng nàn như bất kỳ một Đồng bào hay một Cử tri chân chính nào, chỉ có thể đặt ra và nguyện phấn đấu đến cùng để những mục tiêu nêu trên trở thành hiện thực ở nước ta.

Những cam kết về mục tiêu phấn đấu của tôi nếu không phải là mong muốn, là mục tiêu cần có của Cử tri, Đồng bào thì các Cử tri, Đồng bào có toàn quyền loại bỏ tôi ra khỏi danh sách những người trúng cử bằng hình thức không bỏ phiếu cho tôi. Nhưng nếu đây cũng là nguyện vọng của các Cử tri, Đồng bào thì tôi rất mong các Cử tri hãy bỏ phiếu cho tôi. Tôi sẽ không bao giờ quên những cam kết này với các Cử tri, Đồng bào.

Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Phạm Thành ( Phạm Chí Thành).

Theo dõi FB cá nhân của ứng cử viên độc lập Phạm Thành tại đây : https://www.facebook.com/profile.php?id=100005584186799

Ứng viên ĐBQH Phạm Chí Thành. Ảnh: Hoàng Thành

Tiến sỹ Nguyễn Quang A: "Nếu cái gì cũng đúng tuyệt đối thì loài người không còn gì phát triển"

Người khởi xướng phong trào tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 - Tiến sỹ Nguyễn Quang A - đã phát biểu như trên tại buổi trò chuyện Cà Phê Thứ Bảy với các chủ đề “Tiến hóa hay Tạo hóa?”, do giáo sư Chu Hảo chia sẻ, và “Sóng hấp dẫn”, trình bày bởi giáo sư Cao Chi, chiều 27/2 tại số 5A – Ngô Quyền (Hà Nội).

Ông A nói: “Mọi lý thuyết khoa học trước tiên là từ đầu óc con người, do trí tưởng tượng mà ra, sau đó khẳng định tính đúng đắn qua các kiểm nghiệm thực tế. Có những lý thuyết ban đầu bị hoài nghi nhưng qua thời gian lại được chứng minh là đúng và ngược lại. Bởi vậy, con người cần khiêm tốn và chấp nhận sự khác biệt để học hỏi. Thêm nữa, nếu lý thuyết khoa học nào tìm ra cũng tuyệt đối đúng thì không còn gì để mà phát triển”.

Những chia sẻ của ông là phần bổ sung thêm xoay quanh các tranh cãi của khán giả liên quan đến thuyết Tiến hóa của Darwin và sóng hấp dẫn được đề cập trong thuyết Tương đối Tổng quát của Einstein.

Bên ngoài khuôn khổ buổi trò chuyện, ông Nguyễn Quang A cùng một số tình nguyện viên tranh thủ trò chuyện với các cử tri và vận động chữ ký ủng hộ cho chương trình tranh cử của mình. Đồng thời, ông tư vấn về thủ tục hành chính, quy trình và các điều luật có liên quan đến bầu cử cho một vài ứng viên độc lập khác có mặt tại buổi trò chuyện.

Đầu tháng 2 vừa qua, ông đã chia sẻ trên trang cá nhân về nhu cầu cần tự ứng cử vào Quốc hội khóa 14, như một cách để thể hiện quyền công dân. Chương trình hành động để tranh cử của ông chú trọng đến cải cách một số điều luật vi hiến, ban hành thêm luật để đảm bảo quyền con người, đồng thời tăng cường vai trò giám sát của người dân với các cơ quan nhà nước.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A được biết đến với tư cách là người sáng lập VP Bank, Chủ tịch công ty Máy tính-Truyền thông–Điều khiển 3C, và rất nhiều vai trò khác. Ông sinh năm 1946 tại Bắc Ninh, được phong hàm giáo sư tại ĐH Budapest – Hungary, ông cũng là chuyên gia về lý thuyết thông tin và điện tử truyền thông được đào tạo tại Hungary.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A. Ảnh: Internet

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

Ưu tiên số 1 là vận động, đấu trang để bỏ cho được cái đuôi "Xã hội chủ nghĩa"

Nhiều người trông thấy ông, thường xì xào, chỉ trỏ, hoặc chạy lại chào hỏi, xin chữ ký vì tưởng ông là diễn viên Hán Văn Tình - vào vai "lão Quềnh" nổi tiếng trong series phim truyền hình "Đất và Người". Người khác lại nhầm ông với GS-TS. Đặng Hùng Võ, cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường. 

Nhưng thật ra ông không phải "lão Quềnh" cũng không phải "ông Võ". Ông là Nguyễn Kim Môn, SN 1961, doanh nhân, và là một trong các ứng cử viên độc lập vào Quốc hội khóa 14 kỳ này. 

Ở ngoài đời, trông ông Kim Môn cũng rất có "dáng lãnh đạo" như cách nói của người Việt Nam; ít ai biết ông còn là một người ủng hộ nhiệt tình phong trào dân chủ ở Việt Nam và nhiều khi còn tham gia tích cực như một nhà hoạt động thực sự. Ông có tính thẳng thắn, không ít lần có thể làm người nghe phật ý vì những phát ngôn mạnh, chẳng e dè gì, như gần đây ông phê ĐBQH Dương Trung Quốc không phải người đối lập mà chỉ là "cây cảnh".

Hoặc trước đó nữa, ông từng có nhiều phát ngôn "vỗ mặt" một số luật sư ở Hà Nội vì cái sự quá khôn ngoan, tính toán của họ, đủ để họ "không dại gì" đi theo phong trào dân chủ bảo vệ công lý-nhân quyền mà vẫn có danh có lợi. Ông Kim Môn chỉ trích họ gay gắt đến mức người ngoài có thể tưởng ông ghét bỏ gì giới luật sư.

Nhưng thật ra không phải. Ông Nguyễn Kim Môn có đòi hỏi khe khắt với giới luật sư hơn mọi người khác, bởi ông cũng gần như đồng nghiệp của họ. Ông tốt nghiệp ĐH Luật và có bằng cử nhân luật từ năm 1992. Sửa đổi luật pháp, thay đổi thể chế, vận động bỏ cái đuôi "xã hội chủ nghĩa" trong pháp chế cũng như trong nền kinh tế thị trường - là trọng tâm của chương trình hành động của ông, nếu trúng cử ĐBQH.

ông Nguyễn Kim Môn, ứng viên ĐBQH

Vài câu hỏi dành cho UB Thường vụ Quốc hội, hội đồng bầu cử Quốc gia

Đầu tuần qua, anh Lưu Văn Minh (người trong ảnh), 26 tuổi, ở Hà Nội, đã gửi thư đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Hội đồng Bầu cử (HĐBC) và Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đề nghị giải thích, làm rõ giúp anh một vấn đề liên quan đến quyền ứng cử của công dân.

Theo đó, anh Minh có một số người bạn là công dân Việt Nam ở nước ngoài, tất cả đều rất yêu nước và quan tâm đến tình hình đất nước. Các bạn của anh có nguyện vọng ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 14 “để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển” Tổ quốc.

Căn cứ luật pháp Việt Nam, cụ thể là Luật Bầu cử ĐBQH và Luật Tổ chức QH, các bạn anh hoàn toàn đạt tiêu chuẩn. Còn với trình độ chuyên môn, kiến thức, các bạn của anh Minh thậm chí còn thừa tiêu chuẩn, do họ thừa hưởng nền giáo dục chất lượng cao và có kinh nghiệm, trải nghiệm về xã hội dân chủ, nhà nước pháp quyền cũng như cách vận hành của một thể chế tôn trọng quyền con người...

Tuy nhiên, tất cả cũng đều đang lúng túng vì không rõ sẽ phải thực hiện quy chế ứng cử hiện nay của Đảng và Nhà nước Việt Nam như thế nào. Trong luật pháp hiện hành, hoàn toàn không có quy định gì đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài muốn ứng cử và trở về nước làm ĐBQH nếu trúng cử.

Một vài thắc mắc đặt ra, chẳng hạn:

- Họ có cần phải được sự lựa chọn và giới thiệu của MTTQ không? Tại sao có/không? Tại sao MTTQ lại giữ quyền này?

- Nếu không được sự đề cử của MTTQ hay một cơ quan, đơn vị nào đó ở trong nước, thì chắc chắn họ trượt - như kinh nghiệm đối với hàng chục ứng cử viên tự do bấy lâu nay. Nhưng muốn được đề cử, thì phải làm thế nào? MTTQ ở đâu sẽ đề cử họ? Paris, London hay Budapest...? Nếu ở những địa phương đó không có MTTQ thì họ có thể xin MTTQ mở chi nhánh mới hoặc xin thành lập MTTQ ở đó không?

- Các hội nghị hiệp thương lấy ý kiến cử tri ở nơi công tác và nơi cư trú của họ sẽ được tổ chức như thế nào? Cơ quan, đơn vị nào tổ chức, ai tham dự, ai giám sát?

- v.v.

Các bạn của anh Lưu Văn Minh đem các thắc mắc đó hỏi anh và nhiều người Việt khác, nhưng tất cả đều chịu, không trả lời được.

Cuối cùng, anh Minh quyết định chuyển các thắc mắc này tới UBTVQH, HĐBC, và MTTQ để đề nghị làm rõ.

Chúng ta hãy cùng anh Minh chờ xem ba cơ quan nói trên có phản hồi công dân hay không và như thế nào.

Theo blogger Doan Trang
ông Lưu Văn Minh. Ảnh: Nguyễn Đình Hà


Ứng viên Nguyễn Đình Hà: "tuổi trẻ không phải là lý do để không dám tự ứng cử".

Nguyễn Đình Hà sinh năm 1988 là một luật gia, nhà báo trẻ, hiện anh đang sinh sống tại Hà Nội. Theo dự định, anh đang muốn đem sức trẻ, nhiệt huyết của mình vào thay đổi Nghị trường. Anh là năm ứng cử viên tự do trẻ tuổi nhất. Cùng với đó anh muốn đem nhiệt huyết, tài năng của mình để giải quyết những vấn đề nóng xã hội cũng như đưa tiếng nói Người dân đến Nghị trường. Phóng viên (PV) đã có buổi phóng anh về những dự định sắp tới:

PV: Trong đợt bầu cử quốc hội lần này có rất nhiều ứng cử viên tư do tham gia, anh là một trong số lượng những cử viên đó, anh nghĩ rằng mình có thể trúng cử đại biểu Quốc hội khóa này hay không?
Anh Nguyễn Đình Hà: Tôi nghĩ rằng bất cứ điều gì đều có thể xảy ra, đối với tôi cái niềm hy vọng chưa bao giờ tắt, mặc dù tôi biết là điều kiện của tôi là vẫn còn nhiều điều thiếu sót, nhưng tôi mong muốn rằng tôi có thể, có khả năng việc đem sức lực mình ra công hiến cho việc phụng sự đất nước.

PV: Nhiều người cho rằng anh rất còn trẻ, nên để cho những người có nhiều kinh nghiệm ứng cử hơn là anh tham gia vào ứng cử, anh nghĩ sao về vấn đề này?

Anh Nguyễn Đình Hà: Cái đấy thì tôi cũng phải lật ngược lịch sử lại rằng là khi Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước còn rất trẻ, toàn bộ các vị lão thành cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đều là những người rất trẻ hoạt động từ khi mười tám đôi mươi và ngay trên chính trường thế giới, đặc biệt tại Châu Âu, chúng ta cũng có thể thấy những người hoạt động chính trị, rất là trẻ năm 18, 19 tuổi người ta đã tham gia các phong trào, hoạt động thiện nguyện, ở các trường đại học và một trong những cái hoạt động đó thì sẽ được công điểm trong những thành tích để mà họ được vào trong các trường đại học danh tiếng cũng như là trên con đường thăng tiến của họ sau này. Tôi nghĩ rằng là việc tôi trẻ không ảnh hưởng gì đến khả năng tôi có thể tự ra ứng cử.

PV: Trong các cuộc bầu cử Quốc hội khóa trước, tại hội nghị tiếp xúc cử tri, các cá nhân tự do bị đấu tố, và không có cơ hội để thanh minh hay trao đổi công bằng, anh dự đoán chuyện đó sẽ tiếp tục xảy ra không?

Anh Nguyễn Đình Hà: Đây là một điều có thể xảy ra, nhưng cái thời năm 2016 bây giờ sẽ khác, rất khác so với năm năm trước đây và sẽ rất khác so với hàng chục năm trước đây nữa, bởii vì cái sự lan tỏa của mạng truyền thông xã hội và internet ngày càng nhiều, nhận thức của người dân ngày càng thay đổi, theo như tôi được biết, trong dự thảo về quy chế bầu cử của 2016 do UBTV quốc hội đề ra thì cũng có đề cập đến việc là không được để các phiên hội nghị cử tri thành buổi tố cáo, tôi thấy rằng đây là các bước hạn chế việc đấu tố.

PV: Một đại biểu gánh vác rất nhiều vai trò và trọng trách, nếu là một đại biểu Quốc hội, anh có làm tốt được vai trò là một đại biểu không?

Anh Nguyễn Đình Hà: Theo luật pháp hiện hành, đại biểu quốc hội có chức năng nhiệm vụ, quyền hạn gì thì tôi sẽ thực hiện như vậy thôi, đặc biệt là trong cuộc họp đại thể, thì tôi nghĩ rằng với tư các đại biểu, tôi sẽ sử dụng hết sức mình để thực hiện những cái quyền và nghĩa vụ, với trách nhiệm đó làm sao cho đạt được nguyện vọng của cử tri, cũng như đáp ứng được những cái yêu cầu của một đại biểu phải có.

PV: Anh sẽ làm gì nếu trúng cử đại biểu Quốc hội?

Anh Nguyễn Đình Hà: Hiện nay đất nước chúng ta đang có rất nhiều vấn đề về mặt đối nội và đối ngoại, trong đó đối nội, bức xúc nhất là về vấn đề y tế, giáo dục và môi trường, trong đó ảnh hướng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của người dân và sự ổn định trong xã hội. Còn vấn đề đối ngoại là tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và các nước xung quanh, mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc là những điểm rất nổi cộm trong vấn đề đối ngoại Việt Nam. Tôi nghĩ rằng, với tư cách là một đại biểu quốc hội và những người đại diện cho cho người dân, chúng ta sẽ phải mang tiếng nói của người dân đến nghị trường để cùng đưa ra cái quyết sách những vấn đề lớn, nhằm giải quyết các cái vấn đề hiện tại của đất nước .

PV: Nếu anh không trúng cử đại biểu Quốc hội thì sao?

Anh Nguyễn Đình Hà: Tôi vẫn tiếp tục trên con đường là vận động làm sao cho một đất nước Vệt Nam ngày càng dân chủ, tiến bộ hơn, tôn trọng quyền con người và ngày càng phát triển.

PV: Xin cảm ơn anh đã dành thời gian phỏng vấn. Chúc anh sức khỏe và thành công trong đợt bầu cử Quốc hội khóa này.

(Nguyễn Trung Dũng - Đăng trên Dân Luận).
ứng viên Nguyễn Đình Hà

Tám điểu chính cần lưu ý trong Bầu cử 2016

Vài quyền chính trong đợt bầu cử (theo quy định hiện hành chưa dân chủ và phải thay đổi trong tương lai):

1) Quyền ứng cử

2) Quyền đối với Hội nghị cử tri ở nơi cư trú và làm việc: Đòi thực hiện Hội nghị cử tri dân chủ công khai như người ta vẫn nói (tiến tới phải bãi bỏ quy định phi dân chủ này) với 3 việc chính:

2.1: yêu cầu công khai danh sách những người được mời đến dự Hội nghị (để tránh việc làm phi pháp mời dư luận viên, không phải cử tri nơi đó, đến đấu tố ứng cử viên như được cho là đã xảy ra trong quá khứ);
2.2: mời báo chí (cả trong và ngoài nước) đến chứng kiến Hội nghị cử tri;
2.3: công khai toàn bộ quá trình Hội nghị cử tri (phát trực tiếp trên mạng, hoặc ghi video lại để phát công khai trên mạng)
2.4: yêu cầu cấp bản sao của biên bản Hội nghị cử tri.

3) Hiệp thương. Đã là hiệp thương, thì các bên liên quan phải CÓ MẶT. Nói cách khác, những người ứng cử (được đề cử và tự ứng cử) hay đại diện của họ (tốt nhất là một luật sư) phải có mặt tại các cuộc Hiệp thương. Hiệp thương cũng phải công khai minh bạch và quyền có thể làm tương tự như với Hội nghị cử tri.

4) Vận động bầu cử: bằng mọi phương tiện và hình thức mà Luật hiện hành không cấm (Điều 68 Luật Bầu cử, LBC).

5) Bầu cử: Các tình nguyện viên, người dân nên động viên cử tri thực hiện đúng quy định của luật và phát hiện (ghi lại bằng chứng nhất là bằng video) mọi sự vi phạm pháp luật trong bầu cử (mà đã thường xảy ra trong các cuộc bầu cử trước như: bỏ phiếu thay cho người khác, việc này là phạm pháp theo điểm 2 Điều 69 LBC; hoặc việc nhân viên tổ BC gợi ý xóa tên người này ủng hộ người kia [người khác có thể làm vậy song tổ bầu cử và thành viên tổ bầu cử bị cấm theo điểm 3 Điều 63 LBC). Quyền phát hiện, ghi bằng chứng và tố cáo việc vi phạm pháp luật của người bỏ phiếu thay cho những người khác, cũng như của các tổ chức bầu cử và nhân viên của các tổ chức này là QUYỀN và NGHĨA VỤ của mỗi công dân (các tình nguyện viên có vai trò lớn trong việc này).\

6) Kiểm phiếu: Theo Điều 73 của LBC, việc kiểm phiếu phải tiến hành ngay tại tổ bầu cử và các phóng viên báo chí và người ứng cử hoặc đại diện được ủy nhiệm có thể chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các ứng cử viên hãy ký giấy ủy nhiệm cho các tình nguyện viên để có một người tại mỗi tổ bầu cử. Như vậy nếu chúng ta thực thi QUYỀN của chúng ta, thì việc gian lận kiểm phiếu (việc được cho là đã thường xảy ra trong các cuộc bầu cử trước) sẽ bớt đi. Người được ủy nhiệm phải yêu cầu cho bản sao (hặc chụp ảnh) biên bản kiểm phiếu

7) Tổng hợp kết quả bầu cử: Khâu tổng hợp kết quả thường dẫn đến sai sót và gian lận, chính vì thế việc các tổ chức XHDS giám sát và phát hiện sai sót hay gian lận là rất quan trọng (nếu các tình nguyện viên có bản sao hay thông tin về biên bản kiểm phiếu ở các tổ bầu cử, thì việc tổ chức tổng hợp kết quả có thể được tiến hành song song để đối chiếu với Hội đồng Bầu cử và có thể giúp HĐBC loại bỏ sai sót; các tổ chức XHDS Indonesia đã làm rất tốt việc này trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua và các tổ chức XHDS Việt Nam nên làm vậy).

8) Làm rõ các sai sót và kiến nghị sửa LBC: kinh nghiệm của cuộc bầu cử này có thể là bằng chứng thuyết phục để đòi thay đổi Luật bầu cử.

Trên đây là một số việc chính mà các ứng cử viên, các tình nguyện viên, và cử tri có thể làm để cho cuộc bầu cử tháng Năm 2016 tốt hơn các cuộc trước.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A - một ứng cử viên tự do.
Hãy ủng hộ TS trở thành một ĐBQH khóa XIV

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, ứng cử viên đại biểu Quốc hội

"Điểm nhấn" trong chương trình hành động của các ứng viên Tự do

Đây là lần đầu tiên, các ứng cử viên ĐBQH tự giới thiệu mình trên mạng xã hội. Nhưng đó không phải là các ứng viên do Mặt trận Tổ quốc (tổ chức ngoại vi đội lốt "xã hội dân sự" của đảng Cộng sản Việt Nam) đề cử. Mà họ là các ứng cử viên tự do vào Quốc hội hơn 95% thành viên là đảng viên cộng sản này.

Dưới đây là chương trình hành động mà các ứng cử viên tự do cam kết thực hiện nếu trúng cử:

ÔNG NGUYỄN QUANG A (HÀ NỘI)

“Thứ nhất, tôi mong muốn QH sửa các điều luật của luật hiện hành, những điều vi phạm quyền con người và những điều vi hiến. Rất đáng tiếc, có nhiều điều như vậy trong luật hiện hành. Điểm thứ hai, QH làm những luật mới để tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền của mình.
Và luật hay mà không thực thi thì cũng không có nghĩa gì, cho nên việc thực thi luật là rất quan trọng. Tôi mong QH và người dân giám sát các cơ quan nhà nước và các quan chức nhà nước thực hiện tốt luật”.

BÀ NGUYỄN THÚY HẠNH (HÀ NỘI)
“Tôi tham gia ứng cử ĐBQH để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân và để đóng góp được nhiều hơn cho xã hội. Nếu trúng cử làm ĐBQH, tôi sẽ tập trung vào vấn đề bảo vệ chủ quyền, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, và bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ”.

ÔNG NGUYỄN TƯỜNG THỤY (HÀ NỘI)
"Tôi quan tâm nhất đến những vấn đề sau đây trong QH: Nâng cao chất lượng giám sát, phản biện và chất vấn ở QH. Và tôi đặc biệt quan tâm đến những người dân là nạn nhân của sự áp bức, bất công, chẳng hạn những người dân bị mất nhà, mất cửa, đi lang thang khiếu kiện. Tôi sẽ tìm mọi cách và bằng hết sức mình bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng cho họ”.

BÀ ĐẶNG BÍCH PHƯỢNG (HÀ NỘI)
“Tôi tham gia ứng cử ĐBQH khóa 14 là muốn thay đổi suy nghĩ của người dân - từ trước tới nay vốn thụ động, quen với việc Đảng cử, dân bầu mà họ không nghĩ rằng họ có quyền theo Hiến pháp là được tự ứng cử để tự nói lên những điều mình mong muốn cho đất nước này thay đổi theo hướng tốt hơn.

Nếu trở thành ĐBQH, điều mong muốn của tôi là sửa đổi Luật Đất đai, bởi vì theo như tôi biết, 90% các vụ khiếu kiện hiện nay liên quan đến vấn đề đất đai”.

* * *

Bạn hãy lắng nghe họ, và hãy thử so sánh cương lĩnh tranh cử của họ với chương trình hành động của các ĐBQH đương nhiệm, ví dụ như của một vị ĐBQH Khóa 13 dưới đây:
Kính thưa bà con cử tri.

Tôi được sinh ra, lớn lên và trưởng thành từ thực tiễn làm công tác thanh niên trên quê hương mang tên Bác; tôi vô cùng vinh dự và hạnh phúc khi được Trung ương giới thiệu về ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII tại chính thành phố thân yêu của mình. Nếu được bà con cử tri tín nhiệm bầu tôi làm đại biểu Quốc hội khóa XIII, tôi sẽ nỗ lực tập trung làm tốt những công việc sau:

- Tích cực tham gia đóng góp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, ra sức nghiên cứu, nắm chắc tình hình kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân trên địa bàn...

- Từ những kiến nghị của cử tri, các tầng lớp thanh niên, tôi sẽ cùng với các tổ chức thành viên tập thể của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam như Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các Hội: Sinh viên Việt Nam, Doanh nhân trẻ Việt Nam, Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Trí thức khoa học công nghệ trẻ Việt Nam nghiên cứu, phát động thành phong trào quần chúng để kết nối nguồn lực xã hội, thực hiện các nguyện vọng chính đáng của cử tri và thanh niên.

- Tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể của Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội; tích cực tham gia vào quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội; đồng thời không ngừng học tập, nâng cao trình độ, năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ của người đại biểu Quốc hội, không phụ lòng tin và sự ủng hộ của cử tri thành phố 


Nhà thơ Bùi Minh Quốc tham ra ứng cử ĐBQH khóa 14

TÓM TẮT TIỂU SỬ
– Họ và tên : Bùi Minh Quốc
– Ngày sinh : 03-10-1940
– Nơi sinh : Hà Nội
– Trình độ học vấn : cử nhân văn chương (tốt nghiệp năm 1963, khoa Ngữ Văn khoá 5, Đại học Tổng hợp Hà Nội).
Đã từng làm các công việc :
– Phóng viên, biên tập viên văn nghệ Đài Tiếng Nói Việt Nam, Hà Nội (1963 – 1967)
– Phóng viên, biên tập viên tạp chí Văn Nghệ Giải phóng Trung Trung Bộ (tức Khu 5), đóng tại căn cứ kháng chiến Tây Quảng Nam (1967 – 1975).
– Thành viên Trại sáng tác văn nghệ Quân khu 5, Đà Nẵng (1976 – 1980)
– Biên tập viên tạp chí Văn Nghệ Quân đội thuộc Tổng cục chính trị QĐNDVN, Hà Nội (1980 – 1983)
– Phó chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, tổng biên tập tạp chí Đất Quảng (1983 -1987).
– Phó Ban vận động thành lập Hội rồi chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, tổng biên tập tạp chí Lang Biang (1987 – 1989).
Hiện đang làm :
– Thành viên Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam
– Thành viên Ban vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam
– Phó chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
Một số sản phẩm chính từ ngòi bút :
– Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ (thơ)
– Đôi mắt nhìn tôi (thơ)
– Thơ tình Bùi Minh Quốc (thơ)
– Ru xa (thơ)
– Trinh thiêng (thơ)
– Hồi đó ở Sa Kỳ (tiểu thuyết)
– Chuyện của người khách lạ (tiểu thuyết)
– Nhạc lá (tiểu thuyết)
– Miền thẳm (Ghi chép người thật việc thật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Đà Nẵng, Quảng Nam và Khu 5)
– Mấy kỷ niệm làng văn bị trói (hồi ký)
– Đêm chong đèn ngồi nghĩ (Tùy bút chính trị)
– Lương tri – sức mạnh vô địch (Chính luận)
– Chống nội xâm cứu nước(Chính luận)
– Chống diễn biến hoà bình của chủ nghĩa bành trướng hiện đại Trung Quốc (Chính luận)
– Vì Nhân Dân quên mình (Chính luận)
– Bi kịch của cách mạng và hành động của chúng ta (Chính luận)
– Đảng ta, Nhân Dân ta, đồng chí ta (Chính luận)
– Vì Nhân Dân quên mình(Liên khúc trữ tình Chính luận, Quốc luận )
– Xây dựng lực lượng công dân đứng lên đập tan mọi xích xiềng (Chính luận)
Mấy ghi chú về tiểu sử :
– Là đảng viên đảng Lao động Việt Nam từ năm 1967, bị khai trừ năm 1989 vì (cùng với nhà văn đảng viên Tiêu Dao Bảo Cự, phó Tổng biên tập tạp chí Lang Biang ) thực hiện chuyến đi xuyên Việt vận động 128 văn nghệ sĩ và công dân ký tuyên bố chung yêu cầu đổi mới đồng bộ, triệt để, không đổi mới chập chờn, chấm dứt tình trạng nói một đằng làm một nẻo trong lãnh đạo.
– Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1977, tuyên bố từ bỏ Hội tháng 5.2015 vì nhận thấy tình trạng suy thoái của Hội đã trở nên không thể cứu vãn.
Tài sản (đồng sở hữu với vợ) :
– Nhà ở :
* 01 căn hộ trên tầng lầu ngôi biệt thự cũ xây từ thời Pháp tại địa chỉ 03 Nguyễn Thượng Hiền – Đà Lạt, trở thành chung cư từ năm 1990, được hoá giá theo nghị định 61 và được cấp sổ năm 2007, diện tích sử dụng 115,56m2.
* 01 căn hộ tầng trệt trong ngôi biệt thự cũ xây từ thời Pháp tại địa chỉ 03 Nguyễn Thượng Hiền – Đà Lạt, trở thành chung cư từ năm 1990, được chuyển nhượng lại từ một chủ khác năm 2012, diện tích sử dụng 45, 57m2
– Đất ở :
*457m2 trong đó sử dụng riêng 330, 67m2 , chung với các hộ khác 126,33m2

Ứng viên Đặng Bích Phượng:"Sẽ kiến nghị khởi kiện Trung Quốc nếu là ĐBQH"

Ngày 09/02/2016, Blogger Đặng Bích Phượng thông báo sẽ ứng cử vào Đại biểu Quốc hội khóa 14 nhiệm kỳ 2016 – 2021, trên trang facebook cá nhân. Phóng viên (PV) đã có cuộc phỏng vấn:

PV: Xin bà cho biết, tại sao bà lại ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 này?

Bà Đặng Bích Phượng (ĐBP): Tôi thấy rằng, bao năm nay dân ta quen với việc đảng cử dân bầu, thông qua cuộc bầu cử này tôi muốn người dân thay đổi nếp suy nghĩ đó. Nếu nói dân làm chủ thì phải để người dân tự cử những người bản thân họ tin tưởng hoặc chính bản thân họ tự ra ứng cử.

PV: Nếu trúng cử Đại biểu Quốc hội, bà sẽ làm gì trên tư cách là một Đại biểu Quốc hội do dân bầu lên?

ĐBP: Điều quan tâm nhất của tôi chính là Luật Đất đai hiện nay, có rất nhiều bất cập, nó là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng và các vụ khiếu kiện kéo dài trong nhiều năm. Ngay từ năm 2012, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, khiếu kiện đất đai chiếm 90%, tính hết tháng 06 năm 2012, số vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai và thu hồi đất đai, bồi trường giải phỏng mặt bằng chiến tỉ lệ tuyệt đối.

Tôi có nhiều năm làm trong công tác giải phóng mặt bằng, tôi rất hiểu các quy trình trong luật về việc thu hồi đất đai và đền bù, nhưng hiện nay cái việc mà thu hồi đất đai của người dân, để trao cho một số chủ đầu tư lớn, xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, những việc đó không theo thị trường mà là sự áp đặt, một sự áp đặt thô bạo, mà chúng tôi không hiểu tại sao chính quyền lại đứng đằng sau những việc cưỡng chế đất đai, bắt buộc người dân phải trao quyền sử dụng đất của mình cho những người khác để kiếm lời, người dân bị tước đoạt quyền sử dụng đất của họ, bị tước đoạt tư liệu sản xuất, họ coi như là bị đất vào con đường cùng, không còn đường nào để sinh sống, thậm chí có nhiều người mất cả nhà, cả đất, có những người đi khiếu kiện hàng chục năm vẫn chưa có ai giải quyết.

Trong bài “Đất đai đứng đầu tham nhũng” đăng trên báo Pháp luật đời sống ngày 21/08/2014, có đoạn viết rằng: “trong một cuộc khảo sát gần đây do Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ thực hiện, quản lý đất đai được đánh giá là một trong những ngành tham nhũng nhất, chiếm 60%”, truyền thông nhiều lần đưa tin, những khu đô thị ma, bạt ngàn ở Hà Nội, Bắc Ninh, người ta cố sống cố chết, lấy đất trồng trọt của người nông dân để xây lên những khu đô thị bỏ hoang, đó là một sự lãng phí khủng khiếp, người nông dân sau 70 năm kể từ cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, đến nay họ vẫn tiếp tục đi đòi quyền người cày có ruộng.

Tham nhũng đất đai và tỷ lệ khiếu kiện đất đai chiếm tới 90% là hệ quả tất yếu của chính sách đất đai sở hữu toàn dân, nên thúc đẩy việc sửa đổi đất đai, là điều mà tôi hướng tới nếu trúng cử Đại biểu Quốc hội.

PV: Ngoài ra, bà sẽ ưu tiên làm gì tiếp theo nếu là Đại biểu Quốc hội?

ĐBP: Từ trước đến nay, bất cứ chính sách nào của nhà nước đều có sự đồng thuận cao do truyền thông nhà nước đưa tin, tôi cho rằng không có cái gì chứng minh được điều đó cả. Người dân không có chỗ nào để nói lên tiếng nói của mình, bởi vì vậy nếu tôi trúng cử Đại biểu Quốc hội, tôi sẽ đề nghị Quốc hội ra luật Trưng cầu Dân ý.

PV: Bà có giải pháp gì đối với vấn đề Đất đai bà vừa nói không?

ĐBP: Thế giới có rất nhiều kinh nghiệm để chúng ta học hỏi, những nước phát triển, sự giàu có của họ đến từ đâu? Tôi cho rằng, khi người dân có quyền tự quyết định quyền sử dụng đất của họ, người ta có thể tự làm giàu cho bản thân, tôi nghĩ tại sao chúng ta không đi học hỏi các nước khác. Hầu như ở các nước phát triển, đất đai của họ là sử hữu đa thành phần, có sử hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và những thành phần khác, những cái đó là chúng ta có thể học được. Tôi lấy ví dụ, trước đây chúng ta sản xuất theo mô hình hợp tác xã, kinh tế không phát triển được, sau này có chính sách khoán đến từng hộ của ông Kim Ngọc, giao đất cho người dân, khi mà quyền lợi của người dân được sát sườn hơn, họ sẽ có trách nhiệm, vì vậy người nông dân giàu lên từ chính đất của họ. Luật Đất đai mà sửa đổi sở hữu đa thành phần, đó là điều mấu chốt nhất.

PV: Tham nhũng là vấn đề bức bối của toàn xã hội, nếu bà trúng cử là Đại biểu Quốc hội, bà có giải pháp gì nhằm hạn chế vấn đề này không?

ĐBP: Phải có cơ chế giám sát, nhưng mà hiện nay ai giám sát, chính những người tham nhũng lại đi giám sát, tôi thấy rằng hầu như tất cả các trưởng ban chống tham nhũng ở các cơ quan, đều là những người có cơ hội tham nhũng lớn nhất. Cơ quan giám sát chống tham nhũng phải là độc lập, bản thân cơ quan đó phải làm việc hiệu quả, quyền lực của họ cũng phải độc lập, chống tham nhũng sẽ không bao giờ hiệu quả được nếu trong một cơ chế đảng lãnh đạo toàn diện được.

PV: Bà đã tham gia những sự kiện nào liên quan đến việc thay đổi nhận thức xã hội từ trước đến nay chưa?

ĐBP: Năm 2011, tôi có tham gia các cuộc tuần hành nhằm phản đổi Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, trước đó tôi có đọc rất nhiều thông tin việc Trung Quốc bắt giữ ngư dân của Việt Nam, cướp tài sản, thậm chí bắn chết cả ngư dân, nhưng nhà nước lại không có biện pháp nào bảo vệ ngư dân trên biển, cho nên năm 2011, trước sự kiện tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam bị cắt cáp ở Biển Đông trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, tôi cùng với rất nhiều người dân ở Hà Nội bức xúc và tham gia tuần hành phản đối sự việc đó. Năm 2015, thành phố Hà Nội ồ ạt chặt cây xanh trên địa bàn thành phố, người dân lo lắng, phẫn nộ, họ đã có rất nhiều cuộc tuần hành để phản đối điều đó và tôi tham gia.

PV: Trung Quốc năm nào cũng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gây hấn, bắt bớ, thậm chí bắn ngư dân Việt Nam như bà nói, vậy bà có giải pháp gì đối với vấn đề trên không?.

ĐBP: Tôi cho rằng tương quan giữa Việt Nam và Trung Quốc là không cân xứng về mặt lực lượng, thế nhưng tôi nghĩ từ trước đến nay, tại sao trong quá khứ, ông bà chúng ta, tổ tiên chúng ta, nó vẫn không tương xứng như thế. Trong thế giới phẳng như bây giờ, lấy yếu địch nhiều, thông tin không còn bí mật tuyệt đối như ngày xưa, đâu chỉ có mỗi mình Việt Nam là nhỏ bé, đâu chỉ có mỗi Trung Quốc là lớn nhất, tại sao chúng ta không nhìn ra thế giới, thậm chí ngay các nước trong khu vực, những nước nhỏ như Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, tại sao chúng ta yếu? tại sao chúng ta không liên kết những đồng minh, kết bạn với những nước khỏe hơn để giúp chúng ta.

Nếu tôi là Đại biểu Quốc hội, tôi sẽ kiến nghị với các Đại biểu Quốc hội là phải hợp tác với Mỹ, và các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới, cái thứ hai phải tiến hành đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế, đó là trách nhiệm, lương tâm với tổ tiên, với tương lai dân tộc.

PV: Nhiều người cho rằng Bầu cử Quốc hội là trò hề, tự họ diễn kịch với nhau, quan điểm của bà như thế nào trong vấn đề này?

ĐBP: Đương nhiên với cơ cấu của một Quốc hội, có 90% đến 95% là đảng viên đảng cộng sản, người ta cho rằng đó là trò hề là điều dễ hiểu, nếu như Quốc hội thực sự vì dân, thì họ hãy thể hiện ngay bằng việc thay đổi cái cơ cấu của Quốc hội, nhiều Đại biểu của người dân hơn, lúc đó tôi chắc chắn người dân cho rằng việc bầu cử sẽ không còn là trò hề nữa.

PV: Là một Đại biểu sẽ gánh vác rất nhiều trọng trách, bà nghĩ có thể đảm đương được các công việc là một Đại biểu Quốc hội không?

ĐBP: Khi mà tôi quyết định tự ứng cử, trước đó tôi có tìm hiểu quyền hạn và trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội, tôi cho rằng Đại biểu Quốc hội là giám sát, trình dự án luật và tham gia biểu quyết, tôi hoàn toàn có khả năng làm Đại biểu Quốc hội.

PV: Với tư cách là ứng cử viên tự do vào vị trí Đại biểu Quốc hội, bà có mong muốn gì thông qua đợt ứng cử lần này không?

ĐBP: Sau khi kết thúc đợt bầu cử này, tôi hy vọng người dân coi vấn đề này không phải là trò hề như trước đây nữa, khi mà họ thấy rằng nhiều người tham gia ứng cử, thì tức rằng người dân không còn thụ động trong vấn đề đảng cử dân bầu nữa, hoặc không thụ động tổ chức giao gì làm đó, họ chủ động, họ tự quyết định. Năm nay có rất nhiều ứng cử viên tự do tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội, hy vọng nhận thức của người dân sẽ dần dần thay đổi.

PV: Xin cảm ơn bà về cuộc phỏng vấn, chúc bà thuận lợi trong đợt bầu cử lần này.

Bà Đặng Bích Phượng, sinh năm 1960, nghề nghiệp kế toán, đã nghỉ hưu, bà là một blogger, nhà hoạt động vì nhân quyền và môi trường ở Hà Nội.

Bà Đặng Bích Phượng tuyên bố ứng cử vào ngày 09/02/2016, trước đó tiến sỹ Nguyễn Quang A đã tuyên bố ứng cử, sau bà Phượng, có rất nhiều các blogger, nhà hoạt động ở Hà Nội tuyên bố ứng cử như ông Nguyễn Tường Thụy, bà Nguyễn Thúy Hạnh...

(Tác giả: Lưu Văn Minh - Đăng trên Dân Luận)
Bà Đặng Bích Phượng, ứng viên đại biểu Quốc hội.

Thoát khỏi nỗi sợ hãi của bản thân đã là một sự thay đổi

Thoát khỏi nỗi sợ hãi của bản thân đã là một sự thay đổi, nhiều người như vậy, sẽ khiến xã hội này thay đổi.

Một người hỏi tôi: tại sao bà ứng cử vào Quốc hội?

Tôi trả lời, bao nhiêu năm nay, chuyện bầu bán dân ta chỉ quen với chuyện Đảng cử, dân bầu. Tôi muốn người dân thay đổi nếp suy nghĩ đó. Cứ bảo dân làm chủ, vậy thì hãy để dân tự cử người mình tin tưởng, hoặc để họ tự ứng cử đi.

Tôi lấy 2 ví dụ:
1/Hàng xóm nhà tôi nuôi chim cảnh. Một lần tôi chứng kiến, khi lồng chim mở, con chim đã không hề bay ra. Nó khiến tôi liên tưởng đến những người quen tuân thủ đến mức, quên mất mình có những quyền gì.
2/Trước đây tôi không bao giờ viết ra những điều mình nghĩ. Nhưng rồi lên mạng, đọc những gì thiên hạ viết, tôi nghĩ: viết thế thì mình cũng viết được. Thế là tôi viết. Và tôi thấy nhiều người đọc bài của tôi. Nó không có gì mới. Chỉ là tôi đã nói ra những gì họ nghĩ.

Đó là một trong những lý do tôi quyết định ứng cử vào quốc hội kỳ này. Tôi muốn nhiều người làm như tôi. Thay đổi cách suy nghĩ thụ động bấy lâu nay đi. Nói dân làm chủ, thì hãy làm chủ từ những điều như thế này.

Hiến pháp không quy định 90-95% đại biểu quốc hội là đảng viên cộng sản. Kể cả đã có từ 5-10% đại biểu quốc hội là đại biểu ngoài đảng đi chăng nữa, nhưng cứ nhìn và nghe những gì mà các đại biểu nói và làm ở quốc hội xem, họ có thể làm gì? Nếu khi cần biểu quyết, thì cả 5-10% đại biểu ngoài đảng phản đối có thay đổi được cục diện? Quốc hội này phục vụ cho quyền lợi của đảng cộng sản, hay của nhân dân?

Nếu bây giờ, số người tự ứng cử không phải 10 người, mà là 100 người, 200 người, hoặc nhiều hơn thế, và số người tự ứng cử đó là những người có tài, có tâm huyết, thì Ủy ban bầu cử quốc hội có lý do gì để gạt ngần ấy con người?

Lý do khác nữa, tôi thấy đại biểu quốc hội hiện tại quá xa dân. Rất nhiều người chưa từng gặp một vị đại biểu bằng xương bằng thịt nào trong đời. Trong khi người dân đề nghị đại biểu quốc hội thực thi trách nhiệm giám sát của mình, thì các đại biểu lại đa phần chỉ làm phận sự của người đưa thư, tức là chuyến các khiếu nại, kiến nghị của người dân đến chính cơ quan, cá nhân bị khiếu nại. Đây cũng là điều tôi muốn thay đổi.

Câu hỏi tiếp theo: nếu bà trúng cử, bà sẽ làm gì?

Báo Vneconomic ngày 26/7/2012 đưa tin: “Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường: Khiếu kiện về đất đai chiếm trên 90%. Tính đến hết tháng 6/2012, số vụ khiếu kiện liên quan đến thu hồi đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối...”

Tôi có thâm niên ít nhất là 8 năm làm công tác giải phóng mặt bằng, nói vui như ông trưởng phòng của tôi, là làm cái nghề đào mồ cuốc mả thiên hạ. Và tôi có thâm niên 16 năm làm trong một cơ quan quản lý về các dự án làm đường, cũng là liên quan đến đất đai. Ít nhất các quy trình thu hồi và đền bù đất đai theo Luật tôi nắm khá rõ.

Nhiều năm gần đây, rất nhiều đất nông nghiệp đã bị thu hồi từ tay những người nông dân, để giao cho chủ đầu tư các dự án xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp. Việc chuyển giao đất đai này không được thực hiện theo cơ chế thị trường, mà theo cách áp đặt thô bạo của chủ đầu tư, được chính quyền bảo trợ. Có một mối quan hệ kỳ lạ giữa chính quyền và chủ đầu tư, khi nhiều nông dân bị chính quyền bỏ tù vì không chịu giao đất cho chủ đầu tư với giá đền bù rẻ mạt, hoặc vẫn muốn có đất canh tác để nuôi sống gia đình. Lợi nhuận khổng lồ từ đất đai, chủ yếu rơi vào tay những chủ đầu tư hay cái mà người ta nói đó là nhóm lợi ích. Một m2 đất nông nghiệp được đền bù với giá trên dưới 300.000 đồng. Sau khi đổ đất san nền, chủ đầu tư bán lại với giá 30.000.000 đồng. Lợi nhuận gấp cả trăm lần như thế, làm sao không tạo ra bất công cho được?

Trong bài: “Đất đai đứng đầu danh sách tham nhũng “ đăng trên báo đời sống pháp luật, ngày 21-08-2014, có đoạn viết: “ Trong một khảo sát gần đây do Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ thực hiện, quản lý đất đai bị đánh giá là một trong những ngành tham nhũng nhất, chiếm xấp xỉ 60%.”

Truyền thông nhiều lần đưa tin về những khu đô thị ma bạt ngàn ở Hà Nội, Bắc Ninh. Người ta cố sống cố chết lấy đất trồng trọt của người nông dân bằng được, để xây lên những đô thị bỏ hoang như thế. Còn người nông dân, sau hơn 70 năm kể từ cuộc cách mạng tháng 8/45, đến nay vẫn tiếp tục đi đòi quyền “người cày có ruộng”!

Tham nhũng đất đai, và tỷ lệ khiếu kiện đất đai chiếm tới 90% là hệ quả tất yếu của chính sách đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Thúc đẩy việc sửa đổi Luật đất đai từ sở hữu toàn dân sang sở hữu đa thành phần là điều tôi hướng tới nếu trúng cử đại biểu quốc hội.

Ngoài ra, tôi cũng sẽ đề nghị quốc hội thúc đẩy việc thực thi Luật trưng cầu dân ý một cách có hiệu quả hơn. Lâu nay truyền thông nhà nước luôn nói rằng đa số người dân đồng thuận với các chính sách của nhà nước. Nhưng không có một biện pháp nào để kiểm chứng được điều này. Ví dụ hôm trước các quan chức vừa nói dân đồng thuận việc thay thế cây xanh ở thủ đô Hà Nội, thì hôm sau lại nói dừng chặt cây theo nguyện vọng của người dân.

Tất cả những vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước, liên quan đến môi trường sống của người dân, phải được thông qua các cuộc trưng cầu dân ý.

Câu hỏi cuối cùng:
Bà nghĩ bà có cơ hội nào trúng cử không?
Đáp: tôi chẳng có cơ hội nào cả.

Vậy tại sao tôi vẫn muốn ứng cử nhỉ?
Tôi nghĩ, thoát khỏi nỗi sợ hãi của bản thân đã là một thay đổi. Nhiều người như vậy, sẽ khiến xã hội này thay đổi.
 
Bài viết của bà Đặng Bích Phượng -một ứng cử viên độc lập. 
Ứng viên bà Đặng Bích Phượng. Ảnh: Internet

Nguyễn Tường Thụy: Tuyên bố về việc tự ứng cử ĐBQH khóa 14

Tôi: Nguyễn Tường Thụy;
Sinh năm 1952 (năm sinh theo hồ sơ về hưu là 1950 do cơ quan tôi công tác làm. Tôi phải ghi chú điều này vì nó mâu thuẫn với bằng đại học của tôi)
Số nhà 11 Tổ Quỳnh Lân, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội;
Điện thoại: 0983485952;
Cựu chiến binh (đã rời khỏi Hội Cựu chiến binh Việt Nam);
Cử nhân kinh tế;
Công việc hiện nay: Làm thơ, viết văn, viết báo tự do;
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.

Khi Tiến sĩ Nguyễn Quang A tuyên bố ra ứng cử vào Quốc hội khóa 14, ngay sau đó, ngày 5/2/2016, tôi cũng đã bày tỏ ý định của mình trên mạng internet sẽ ra ứng cử đại biểu Quốc hội. Nay tôi chính thức tuyên bố về việc tự ứng cử vào Quốc hội khóa 14 như sau:

1. Điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân”. Nhìn vào tâm huyết và khả năng của nhiều đại biểu quốc hội trong 13 khóa qua, tôi thấy mình cần phải vào Quốc hội để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Tôi biết việc công dân tự ứng cử, khả năng trúng cử là rất thấp, tỉ lệ từ 0,2 đến 0,8%. Những con số đó khác không (0) và như vậy, khả năng trúng cử của người tự ứng cử vẫn có và tôi hy vọng sẽ trúng cử. 

Tôi không ứng cử để chơi, để “cọ xát” mà là một việc làm nghiêm túc, với mong muốn có thêm cơ hội để cống hiến cho Đất nước, cho Dân tộc. Nếu không trúng thì cũng không thể gọi là thất bại. Nó có tác dụng đánh thức người dân vốn xưa nay bàng quan với chính trị biết được quyền và nghĩa vụ công dân, biết được thực trạng dân chủ ở Việt Nam hiện nay.

2. Với việc tự ứng cử, tôi không có ý định gây khó hay thách thức ai. Những ai cảm thấy bị gây khó hay thách thức không phải là người đàng hoàng mà là những kẻ có lòng dạ đen tối vì quyền tự ứng cử là quyền cơ bản của con người đã được Hiến pháp ghi nhận. 

3. Việc ứng cử vào Quốc hội không có nghĩa là tôi chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng CSVN (thể hiện trong điều 4 Hiến pháp) cũng như những điều khoản bất cập khác. Vì trên thực tế, mỗi khi thông qua Hiến pháp, vẫn còn những đại biểu không đồng ý điều này điều khác. Sự không đồng ý ấy không có nghĩa là những đại biểu đó phải rời khỏi Quốc hội, cũng như việc công dân không đồng ý điều này điều khác của Hiến pháp không có nghĩa là công dân ấy phải ra nước ngoài ở.

4. Thực trạng chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước lúc này rất đáng lo ngại. Tham nhũng vẫn là một vấn nạn nhức nhối, ngang nhiên thách thức nhân dân, thách thức sự phát triển xã hội. Tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch với dân không được cải thiện. Lối làm việc vô cảm, xa rời thực tế, sống xa rời dân đã phân hóa xã hội thành hai tầng lớp: kẻ thống trị và người bị trị. Việc chà đạp lên pháp luật, bao che cho nhau từ trung ương đến cơ sở, ức hiếp dân lành đã gây nên nỗi thống khổ cho biết bao người lương thiện. Hệ thống chính trị nát từ trên xuống dưới, ngôi nhà dột ngay từ nóc đã lâu. Biển đảo luôn luôn bị Trung Cộng uy hiếp, ngư dân mất ngư trường, bị bắt cóc, bị đòi tiền chuộc, bị đánh đập thậm chí bị bắn giết. Nợ công lên tới mức nguy hiểm. Nền kinh tế mục ruỗng có thể sập bất cứ lúc nào, Việt Nam đang ở vào vùng trũng của thế giới về tiêu chí tổng hợp và về mọi mặt.

Quốc hội được coi là “vật trang trí” (chữ dùng của ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội khóa 7). Tỉ lệ đảng viên trong Quốc hội tới 90%, cộng với lối bầu cử theo hình thức đảng cử dân bầu nên được coi là Quốc hội của Đảng CSVN chứ không phải của dân. Hoạt động của Quốc hội nặng về hình thức, chất lượng phản biện, chất lượng chất vấn rất kém. Không chỉ quan chức, đại biểu quốc hội cũng rất xa rời dân.

Hiện thực ấy khiến tôi càng nôn nóng muốn cống hiến cho dân cho nước được nhiều hơn. Vì vậy tôi muốn làm đại biểu quốc hội có thêm cơ hội cất lên tiếng nói của dân, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước và Chính phủ, góp phần khắc phục thực trạng xã hội mà tôi vừa nêu trên.
5. Luật Tổ chức Quốc hội qui định tiêu chuẩn của đại biểu quốc hội như sau:

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Căn cứ vào tiêu chuẩn nêu trên, tôi thấy mình hoàn toàn đáp ứng được để trở thành đại biểu quốc hội:
Về tiêu chuẩn thứ nhất: Tôi luôn luôn chấp hành pháp luật và chỉ làm những gì luật pháp không cấm, đồng thời tuyên truyền cho người khác về tinh thần này. Tuy tôi bị công an bắt hơn 10 lần trong đó có 2 lần xông vào nhà bắt, phá cửa, còn lại là do tôi đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nhưng đó là công an vi phạm pháp luật chứ không phải là tôi nên họ phải thả tôi về. Tôi đã có những việc làm cụ thể và viết bài cổ vũ cho tinh thần yêu nước, cho hòa giải hòa hợp dân tộc; chống những hành vi cản trở sự phát triển của đất nước. 

Về tiêu chuẩn thứ hai: Tôi là người cha có trách nhiện với gia đình, hết lòng thương yêu vợ con. Tôi không làm điều gì vi phạm pháp luật. Tôi đã tố cáo và viết nhiều bài báo lên án những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức của những cán bộ, nhân viên cơ quan công quyền cũng như lối sống phi đạo đức khác.

Về tiêu chuẩn thứ ba: Tôi đã tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc dân. Tôi luôn luôn tự nâng cao kiến thức về các lĩnh vực khác như pháp luật, báo chí để làm việc có hiệu quả hơn. Sức khỏe vẫn đang cho phép tôi làm việc với cường độ cao. Tôi có khả năng sử dụng kiến thức pháp luật để phản biện những quyết định sai trái của cơ quan nhà nước, hướng dẫn người khác biết quyền và nghĩa vụ công dân. Một ví dụ là năm 2003, tôi đại diện cho bà con nơi tôi ở căn cứ vào các qui định của pháp luật khiếu nại từ cơ sở đến trung ương về việc chính quyền thông báo cưỡng chế không đền bù 15 mét hai bên đường, trong đó có 7 nhà bị giải tỏa hoàn toàn. Cuối cùng, chính quyền đã chấp nhận ý kiến của dân xóm tôi nên hủy bỏ kế hoạch cưỡng chế. Trong khi đó nhiều nơi trong huyện đã bị giải tỏa một cách không thương tiếc, không điều kiện, đặc biệt là đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi trên Quốc lộ số 1.

Tôi đã trải qua nhiều lĩnh vực công tác khác nhau: phục vụ trong quân ngũ từ khi đi bộ đội đến khi về hưu, đã từng làm việc ở các công ty thương mại, xây dựng, Đài Tiếng nói Việt Nam nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm công tác.

Về tiêu chuẩn thứ tư: Tôi luôn bênh vực những người dân thấp cổ bé họng, nạn nhân của sự bất công bị oan ức, ăn hiếp, lên tiếng giúp họ về tinh thần, vật chất có hiệu quả. 

Về tiêu chuẩn thứ năm: Tôi là cựu chiến binh đã về hưu. Mặc dù bận nhiều việc do bản thân mình đặt ra, tôi sẽ gác bớt những việc này lại để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cử tri ủy thác. 

6. Tôi yêu cầu những người liên quan đến việc tổ chức bầu cử không biến buổi lấy ý kiến cử tri tại tổ dân phố thành buổi đấu tố. Không dùng thủ đoạn để gạt những người không ưa như gợi ý cử tri, xuyên tạc về ứng cử viên, gian lận trong kiểm phiếu, đưa ứng cử viên ứng cử ở địa phương xa một cách có chủ ý, loại ứng cử viên trong các vòng hiệp thương mà không có cơ sở.

7. Về tài sản của tôi chỉ có ngôi nhà chật hẹp đang ở, xây theo giấy phép xây dựng của huyện Thanh Trì cấp, vài gian nhà cấp 4 cùng với mấy thứ vật dụng thông thường đã quá đát. Ngoài ra tôi không có tài sản gì khác. Nếu làm đại biểu quốc hội, tài sản của tôi chỉ vơi đi chứ không tăng lên. Nếu cử tri phát hiện thấy tôi giàu lên bất thường, tôi sẽ tự nguyện để nhân dân xử và tự miễn nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của mình.
Tôi hứa sẽ không “chạy” vào Quốc hội và như vậy không cần lo thu hồi vốn.

8. Tôi nguyện trung thành với lợi ích của Nhân dân Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam. Nếu lợi ích của các hội nhóm mà tôi đang sinh hoạt mẫu thuẫn với lợi ích của Đất nước, của Dân tộc, tôi sẽ rời bỏ hội nhóm ấy.

9.Tôi mong bạn bè, bà con trong nước và hải ngoại lên tiếng ủng hộ tôi tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Anh chị nào có điều kiện hãy tổ chức lấy chữ ký ủng hộ để cổ vũ cho tôi. Tôi xin cảm ơn.

Làm tại Hà Nội ngày 13/2/2016
Nguyễn Tường Thụy
Ứng viên ông Nguyễn Tường Thụy. Ảnh:RFA